Quỳ tím là một trong những chỉ số đo pH lâu đời nhất trên thế giới. Dù không thể cung cấp giá trị pH chính xác, giấy quỳ vẫn là một công cụ hữu ích trong các tình huống kiểm tra sơ bộ trong mẫu nước. Trong bài viết này, Indobio sẽ tìm hiểu chi tiết về giấy quỳ Johnson, bao gồm chủng loại, ưu điểm và hạn chế của chúng. 

Tổng quan phương pháp test nước bằng quỳ tím Johnson

Giấy quỳ Johnson là một loại giấy thử được sử dụng để phân biệt dung dịch nước có tính axit, bazơ hay trung tính. Quỳ tím Johnson được làm bằng cách xử lý giấy bằng thuốc nhuộm tự nhiên từ địa y, không chứa các chất ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến độ pH trong quá trình thử nghiệm. 

Với thiết kế dạng cuộn với độ dài 5m, người dùng có thể cắt ra từng đoạn giấy phù hợp với nhu cầu sử dụng, giúp tiết kiệm so với giấy quỳ dạng tờ.

Ưu điểm của việc test nước bằng quỳ tím Johnson

test quỳ tím Johnson

  • Giấy quỳ Johnson có thể cung cấp kết quả nhanh chóng chỉ trong vài giây sau khi nhúng nước.
  • Có thể sử dụng trong những khu vực mẫu sâu, khó test 
  • Giải pháp test nước bằng quỳ tím đơn giản dành cho cả người không chuyên
  • Cung cấp kèm Co & CoA 

Một số lưu ý khi test nước bằng quỳ tím Johnson

  • Không chỉ ra số cụ thể về độ pH, thay vào đó, nó chỉ ra sơ bộ xem mẫu là axit hay bazơ. 
  • Giấy có thể đổi màu vì những lý do khác ngoài phản ứng axit-bazơ do những yếu tố ngoại cảnh.
  • Kết quả test nước bằng quỳ tím phụ thuộc vào sự cảm nhận màu sắc và ánh sáng, dẫn đến dễ sai lệch.
  • Không thể tái sử dụng và cần phải thay mới sau mỗi lần kiểm tra.

Các loại giấy quỳ Johnson

  • Giấy quỳ xanh 001.5 Johnson: Giấy quỳ sẽ chuyển sang màu đỏ khi đặt trong dung dịch có tính axit (< pH 7). Nếu dung dịch có tính kiềm, giấy sẽ vẫn có màu xanh.
  • Giấy quỳ đỏ 003.5 Johnson: Giấy quỳ sẽ chuyển sang màu xanh khi đặt trong dung dịch kiềm (> pH 7). Nếu dung dịch có tính axit, giấy sẽ vẫn giữ nguyên màu đỏ.
  • Giấy trung tính 002.5 Johnson: Giấy quỳ có khả năng chuyển sang màu đỏ hoặc xanh tùy thuộc vào việc dung dịch đang thử có tính axit (< pH 7) hay bazơ (> pH 7).

Một số câu hỏi thường gặp về phương pháp test nước bằng quỳ tím

Johnson test

Có thể nhúng trực tiếp giấy quỳ vô mẫu không?

Có thể nhúng trực tiếp giấy quỳ vô mẫu. Giấy quỳ thường không gây hư hại cho mẫu vì nó chỉ tiếp xúc ngắn gọn và không phản ứng hóa học mạnh mẽ với dung dịch. Tuy nhiên, nếu mẫu là chất rắn hoặc có độ nhớt cao, giấy quỳ có thể không tiếp xúc đầy đủ hoặc không hoạt động hiệu quả.

Giấy quỳ có thể đo được độ pH của các dung dịch màu không?

Giấy quỳ có thể gặp khó khăn khi đo độ pH của các dung dịch màu đậm vì màu sắc của dung dịch có thể ảnh hưởng đến việc đọc kết quả.

Làm thế nào để bảo quản giấy quỳ?

Giấy quỳ nên được bảo quản trong điều kiện khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp để duy trì độ chính xác và tuổi thọ của sản phẩm.

Sự khác biệt giữa giấy đo pH và giấy quỳ là gì?

Giấy quỳ hoặc giấy đo pH được sử dụng để xác định tính axit hoặc tính kiềm của dung dịch. Tuy nhiên, giấy quỳ chỉ cho biết liệu dung dịch có tính axit hay bazơ, trong khi các giấy đo pH có thể xác định cụ thể nồng độ dung dịch

Xu hướng tìm kiếm: quỳ tím Johnson
CÁC PHƯƠNG PHÁP TEST NƯỚC BỂ BƠI TOÀN DIỆN
Nếu bạn là chủ sỡ hữu hồ bơi, đừng xem nhẹ việc kiểm tra chúng định kì để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Xem những giải pháp kiểm tra toàn diện mà...
Dụng cụ đo pH test nước loại nào tốt?
Trong việc duy trì và kiểm soát chất lượng nước, việc kiểm tra độ pH là một bước không thể thiếu. Tuy nhiên, với nhiều loại dụng cụ đo pH hiện có trên...